Smartphone giá rẻ Trung Quốc bị ‘đuổi đánh’

z13

Với nhiều lý do và theo nhiều cách khác nhau, các dòng smartphone giá rẻ Trung Quốc đang bị ‘đuổi đánh’ văng ra khỏi vị trí thống lĩnh lâu nay trên thị trường di động thế giới phân khúc sơ cấp.

smartphone gia re trung quoc bi duoi danh
Vivo, OnePlus, Oppo, Realme đang bị ‘bao vây’

Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc lâu nay vốn chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trong phân khúc sơ cấp hay còn được gọi là phân khúc smartphone giá rẻ. Tuy nhiên, vị thế này của họ đang trở nên lung lay hơn bao giờ hết và đứng trước nhiều nguy nan khi nó đang trở thành mục tiêu bị ‘bao vây’ và ‘đuổi đánh’ trên thị trường điện thoại toàn cầu.

Gặp khó ở thị trường Ấn Độ

Có nhiều nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp sản xuất smartphone, đặc biệt là các dòng smartphone giá rẻ của Trung Quốc rơi vào thế bí như hiện tại. Kể đến trước tiên có lẽ chính là những mâu thuẫn địa chính trị, mà nổi bật nhất chính là xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Ấn Độ. Được biết, nước này cũng chuẩn bị thông qua lệnh cấm bán các sản phẩm smartphone giá rẻ của Trung Quốc trên thị trường nội địa nhằm lấy lại lợi thế cạnh tranh cho công nghiệp sản xuất smartphone giá rẻ của nước này.

smartphone gia re trung quoc bi cam tai An Do
Xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Ấn Độ là một trong các nguyên nhân khiến smartphone giá rẻ Trung Quốc bị đưa vào tầm ngắm

Ở thị trường toàn cầu, nơi các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc phải đối diện nhiều khó khăn hơn, bao gồm sự cạnh tranh thị trường khốc liệt hơn và các các tranh chấp pháp lý đầy cam go. Cho đến hiện tại, dù vẫn đang chiếm phần lớn thị phần trong phân khúc thiết bị công nghệ giá rẻ và giàu tính năng, nhưng thống kê cho thấy doanh thu của các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân có thể gộp từ việc bị cáo buộc hàng loạt về vi phạm tài chính từ phía Ấn Độ dành cho thương hiệu Vivo trước đó và Oppo gần đây, cùng với đó là lệnh cấm bán thiết bị tiềm năng trên toàn Châu Âu.

Ngừng bán tại Đức

Hai trong số các thương hiệu điện thoại thông minh có xuất xứ từ Trung Quốc là Oppo và OnePlus đã phải thực hiện án phạt dừng kinh doanh tại Đức sau khi thua kiện về bằng sáng chế công nghệ với Nokia. Từ lâu, việc tranh chấp về bằng sáng chế và phí cấp phép đã là vấn đề nổi cộm trong giới các công ty công nghệ, và đối với các công ty Trung Quốc thì vấn đề này đặc biệt nhiều và thường xuyên hơn. 

Việc thua kiện và buộc phải ngừng kinh doanh tại Đức của hai nhà sản xuất điện thoại smartphone giá rẻ hàng đầu Trung Quốc hiện nay làm dấy lên lo ngại về việc tạo ra tiền lệ và sẽ khiến họ trở thành mục tiêu ‘đuổi đánh’ trên các thị trường còn lại. Thiệt hại trước mắt sẽ là nhiều hơn nếu như OnePlus và Oppo phải trả án phạt cho là 2,5 euro cho mỗi smartphone mà họ đã bán được tại thị trường này như là phí bản quyền. Theo quyết định của tòa án, hai công ty này phải dừng bán hoàn toàn smartphone tại Đức từ 5 tháng 8.

oopo oneplus bi cam ban tai Duc vi thua kien Nokia
Điện thoại thông minh nhãn hiệu Oppo và OnePlus dừng bán tại Đức từ 5/8

Trước những cáo buộc từ Nokia và án phạt khá nghiêm từ giới chức Đức thì Oppo cũng tỏ ra không mặn mà cho việc ‘phản kèo’. Bằng chứng là họ chỉ đưa ra thông cáo báo chí giải thích rằng đây thực chất là một vấn đề nhỏ bắt nguồn từ thỏa thuận cấp phép chéo 4G với Nokia. Theo Oppo thì nhà sản xuất điện thoại lâu đời Phần Lan đã đòi phí cấp phép gia hạn cao một cách vô lý và rồi tiến hành vụ khởi kiện ngay khi thỏa thuận vừa hết hạn. Án phạt dù không ảnh hưởng nhiều đến phụ kiện di động song nó vừa đủ để gây ảnh hưởng đến dòng OnePlus 10T vừa mới ra mắt.

Chưa hết, còn nữa?

Như người ta vẫn thường nói về triết lý trong kinh doanh rằng “không được để cảm xúc lấn át lý trí”. Oppo dù thua đau và đã xóa mọi thông tin về các dòng smartphone trên trang web tiếng Đức, nhưng vẫn duy trì việc kinh doanh các sản phẩm công nghệ khác như tai nghe, sạc và các phụ kiện khác. Tạm thời thì vụ việc mở ra tại Đức này cũng đã được dàn xếp xong, cả Oppo và OnePlus đều đang tiếp tục công việc kinh doanh của mình tại thị trường rất tiềm năng này.

Về phía Nokia, các nguồn tin dẫn về cho thấy công ty này lại cho thấy động thái sẽ không dừng việc “kiện tụng” tại Đức. Mẹ đẻ của chiếc Nokia 8120 năm nào nhiều khả năng mở rộng vụ kiện tranh chấp bằng sáng chế chống lại BBK Electronics ở Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan. BBK chính là tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc và là công ty mẹ đang kiểm soát các thương hiệu smartphone đình đám như Oppo, Vivo, Realme và OnePlus. Và nếu một lần nữa phán quyết nghiên về phía Nokia thì đây sẽ là ‘ngày tàn’ của đế quốc smartphone giá rẻ Trung Quốc trên lãnh thổ Châu Âu.

Cú ‘đá bồi’ từ Ấn Độ

Trước thông tin về lệnh cấm bán các dòng smartphone giá rẻ của Trung Quốc tại thị trường Ấn Độ, người ta ghi nhận được sự chủ động cắt giảm sản lượng của Realme và Transsion tại đây. Điều này gần như ngầm khẳng định lệnh cấm sẽ sớm được thực hiện và việc nhường lại thị phần của thị trường smartphone giá rẻ cho chủ nhà chỉ là chuyện sớm muộn.

smartphone gia re trung quoc bi duoi danh 2
Smartphone giá rẻ tự sản xuất của Ấn Độ sẽ được lợi nhờ lệnh cấm smartphone giá rẻ Trung Quốc

Từ lâu, các sản phẩm smartphone đặc biệt là dòng smartphone có giá dưới 150 USD đóng góp tới một phần ba doanh số bán hàng của quốc gia Nam Á trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, trong đó thì các thương hiệu của Trung Quốc chiếm đến hơn 80%. Và việc các công ty Trung Quốc cứ mãi khai lỗ đã làm cho các nhà chức trách Ấn Độ ‘chướng mắt’ từ đã lâu và tin rằng đây là dấu hiệu của sự cạnh tranh không lành mạnh. Lần này, với mục tiêu kép là vừa loại bỏ được cái ‘gai’ trong mắt vừa lấy lại được lợi thế cũng như thị phần cho các doanh nghiệp sản xuất smartphone nội địa, Ấn Độ gần như chắc chắn sẽ ra đòn ‘kết liễu’ với smartphone giá rẻ Trung Quốc tại nước này.

L.H.N (Báo Việt Nam)